Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Quốc Kỳ Việt nam


 Tình cờ tôi xem bài tham khảo có gía trị của tác gỉa Minh Vũ Hồ Văn Châm có tựa đề  " câu chuyện xoay quanh lá quốc kỳ " đăng ở tạp chí " Cách mạng "số 12. Vì là tài liệu lịch sử nên tôi phải đính chính chỗ sai lầm.

 Mở đầu bài, tác giả viết : " Lá quốc kỳ nói ở đây là cờ vàng ba sọc đỏ. Cờ vàng ba sọc đỏ do họa sĩ thời danh Lê Văn Đệ vẽ đệ trình cựu hoàng đế Bảo Đại, và sau đó được đưa ra thảo luận biểu quyết tại hội nghị chính trị Hồng Kông giữa năm 1948 để làm quốc kỳ cho Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Cờ vàng ba sọc đỏ được chính thức kéo lên tại Saigòn ngày 2 thăng 6 năm 1948 trong buổi lễ thành lập chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam do Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Năm 1955, Ngô Đình Diệm, Thủ Tướng đương nhiệm với toàn quyền dân sự và quân sự của quốc gia Việt Nam, đã tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại khỏi ngôi vị Quốc Trưởng và thiết lập nước Việt Nam Cộng Hòa ngày 26 thăng 10 năm 1955. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn là quốc kỳ.". Sự sai lầm tôi muốn đưa ra đây là nguồn gốc lá quốc kỳ.                              
( Tác gỉa cho biết đã ghi chép dựa theo tài liệu của bài viết “ quốc kỳ và quốc ca Việt nam “ của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.)

      Người vẽ ra lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ không phải là danh họa Lê Văn Đệ mà là danh họa Tôn Thất Sa. Cuộc thảo luận biểu quyết lá quốc kỳ tại Huế chứ không phải tại Hồng Kông như giáo sư Nguyễn Ngọc Huy viết. Câu chuyện như sau. Hội nghị của các nhân sĩ tại Huế bàn luận phải mời Hoàng Đế  Bảo Đại về chấp chánh thì cuộc đấu tranh với CSVN mới có danh chành ngôn thuận. Hội nghị nhất trí lựa chọn lá quốc kỳ vàng ba sọc.  Sau đó phái đoàn mới đi  Hồng Kông bái kiến Hoàng Đế và thuyết phục ngài hồi loan. Phái đoàn đã đệ trình lên ngài lá quốc kỳ của nước Việt nam,  cờ vàng ba sọc đỏ và được ngài chính thức chấp thuận là quốc kỳ của nước Việt Nam.

Danh hoạ Tôn Thất Sa

      Cơ duyên nào đã đưa cụ Tôn Thất Sa vẽ lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ ?

 Tháng 3 năm 1945, Pháp đầu hàng Nhật tại Đông Dương. Nhật giao quyền hành chánh cho Hoàng Đế  Bảo Đại. Nội các dân sự đầu tiên của Viẽt Nam ra đời do cụ học gỉa Trần Trọng Kim được chỉ định thành lập, gồm toàn trí thức nổi tiếng chứ không có chính trị gia hay người hoạt động cách mạng. 

      Ngày 14-4-1945, Nhật thua trận và đầu hàng đồng minh.

      Ngày 19-8-1945, lợi dụng người dân lúc đó còn chất phác về chính trị, Việt Minh quỷ quyệt lẹ tay cướp chính quyền qua mặt các đảng phái quốc gia thời đó thiếu thủ đoạn và kinh nghiệm về chính trị.

      Ngày22-8-1945, Trần Huy Liệu ra Huế  thuyết phục, lừa phỉnh Hoàng Để Bảo Đại nên thoái vị vì Việt nam đã có chính phủ độc lập tại Hanội rồi.

      Ngày 25-8-1945, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố : " Thà làm dân nước độc lập hơn làm vua nước nô lệ " và trao ấn kiếm Hoàng triều cho Trần Huy Liệu.

      Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tưyên ngôn độc lập và thành lập chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố Vấn để lừa gạt dân chúng và che mắt quốc tế.

      Ngày 12-9-1945, quân Pháp theo chân quân đội Anh,  có nhiệm vụ giải giới quân Nhật, xua quân chiếm Nam bộ.

      Ngày 6-3-1946, tại Đà Lạt Hồ Chí Minh ký thỏa hiệp với Sainteny, đại diện chính phủ Pháp và đồng ý để 15 ngàn quân Pháp được đóng quân tại Hà Nội, Hải Phòng và một số  các tỉnh khác. Ông Nguyễn Tường Tam, ngoại trưởng và là một trong lãnh tụ VNQDĐ đã không chịu ký và phản đối thỏa hiệp.

      Ngày 16-3-1946, Hồ Chí Minh yêu cầu Hoàng Đế Bâo Đại dẫn đầu một phái đoàn qua Trùng Kháng, Trung quốc, nhờ Tưởng Giới Thạch hỗ trợ. Tại đây Hoàng Đế Bảo Đại được khuyên nên ở lại Hồng Kông và đừng trở về nước.

      Ngày 18-3-1946, các đoàn thể và đảng phái quốc gia biểu tình lên án Việt Minh phản quốc, cấu kết với quân xăm lược Pháp. Việt Minh đã đàn áp phe quốc gia bằng vư lực.

      Ngày 7-5-1946, Pháp lập ra Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ và chỉ ̣định bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh làm Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời Nam Kỳ tự trị. Làm Thủ Tướng được vài tháng, bác sĩ Thinh thấy dã tâm của thực dân Pháp lập ra chính phủ bù nhìn để che mắt thế giới đang có phong trào trao trả độc lập cho các nước bị đô hộ. Ông thất vọng thấy Việt nam đang bị Pháp đô hộ một cách tinh vi. Thất vọng, ông đã tự sát. Pháp liền đưa bác sĩ Lê Văn Hoạch lên thay thế.

      Ngày 29-9-1946, bác sĩ Lê Văn Hoạch thấy dã tâm của Pháp nên từ chức Thủ Tướng Chính Phủ Nam Kỳ  Tự Trị bù nhìn, có danh mà không có quyền.

      Ngày 01-10-1946, Thiếu Tướng, quốc tịch Pháp Nguyễn Văn Xuân được Pháp chỉ định làm Thủ Tướng thay thế  bác sĩ Lê Văn Hoạch.

      Ngày 19-12-1946, quân Pháp chiếm Bắc Bộ và cử ông Nguyễn hữu Trí làm Chủ tịch Hành Chánh Bắc Bộ.

      Thăng 2 năm 1947, quân Pháp chiếm Huế và cử cụ Trần Văn Lý làm ChủTịch Hội Đồng Chấp Chính Lâm Thời Trung Bộ. Cụ Trận Văn Lý nguyên là Tuần Vũ Hà Tĩnh. Cụ Lý kêu gọi nhân sĩ bỏ hàng ngũ Việt Minh trở về với quốc gia và các ẩn sĩ hãy tham gia tái thiết đất nước. Cụ Tôn Thất Sa là người thời danh ở Huế nên được mời. Cụ Sa là thi sĩ kiêm họạ sĩ và điêu khắc gia. Cụ là bạn thơ với các vị thông nho như cụ Tổng Đốc Tiểu Cao, thân sinh của Linh mục thời danh Nguyễn Văn Thích, cụ Huỳnh Như Văn, Chánh Án tỉnh Quâng Nam, cụ Ưng Bình, bác của cựu Thủ Tướng Bửu Lộc...Cụ Tôn Thất Sa là Giáo Sư kỹ thuật Trường Bách Nghệ ở Huế, Giáo sư Hội Họa tại nhiều trường Trung Học ở Huế.

 Đài Chiến Sĩ Trận Vong ở Huế, 1920

 Đài Chiến Sĩ Trận Vong ở Huế (ngày nay còn gọi là Bia Quốc Học)

Từ năm 1916 đến năm 1925, cụ đã chiếm nhiều giải nhất trong các cuộc thi như tranh họa nạn lụt ở miền Bắc năm 1916, đài chiến sĩ trận vong ở Huế năm 1920 (xem chi tiết), đài chiến sĩ trận vong ở Hải Phòng năm 1921. Cụ đã chiếm 6 giải nhất TEM bưu điện Đông Dương, 2 giải nhất về nghệ thuật trang trí tại Hội chợ Paris. Danh tiếng của cụ đã vang dội vào miền Nam khiến cụ Lê Phát An, một phú hộ thời danh ở Nam bộ đã thong quãng xa xôi, đã từ Saigon đi xe hơi ra Huế với mục đích là tìm gặp tận mắt cụ Sa vì ngưỡng mộ tài ba danh tiềng của cụ Sa.  Cụ Tổng Đốc Tiểu Cao gởi bài thơ khen tặng cụ Sa như sau :

                    Mấy ai không học vẽ mà nên,
                    Nét vẽ ông TÔN thật đáng khen,
                    Giải nhất đua tranh năm bảy thứ,
                    Bạc vàng tưởng thưởng thật nhiều phen,
                    Bút thần Đông Á chưa ai sánh,
                    Mực thợ Âu Tây ít kẻ chen,
                    Lão cũng muốn nhờ ông một bức,
                    Có ưa văn tự Lão xin đền.

Vì bận rộn nên cụ Sa đã từ chối bằng bài thơ họa như sau:

                  Nghĩ mình tài mọn có chi nên,
                  Riêng thẹn mấy lời cụ quá khen,
                  Cơ hội gặp may trong một lúc,
                  Đền bù cái rủi đã nhiều phen,
                  Hững hờ thuở trước còn đua lấn,
                  Khôn khéo ngày nay cũng khó chen,
                  Dạ những ước mong lên viếng cụ,
                  Sợ e không xứng bức thơ đền.

      Cụ Tôn Thất Sa là tác gỉa  những công trình điêu khắc như: tượng vua Duy Tân triển lãm tại Hội chợ Paris ( giải nhất ), tượng sư huynh Albert de Marie tại trường Pellerin ( Huế ), tượng nhà Bác học Pasteur ở bệnh viện Huế, tượng Thánh Giuse ở nhà thờ Đốc Sơ ( Thừa Thiên ).

 Huy Chương Học của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận do danh họa T.T. Sa vẽ

Rất nhiều vị Giám mục đã nhờ cụ Sa vẽ  huy hiệu ( armories ). Như Hồng Y Trịnh Văn Căn, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Công Lý và Hòa Bình tại Tòa Thánh Vatican, các Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Văn Đoàn, Trần Văn Dực, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Ngô Đình Thục. Cụ Tôn Thất Sa là tác gỉa Văn Miếu Khổng Tử tại thành phố Hội An. Đó là một di tích văn hóa nghệ thuật thu hút du khách bốn phương. Cụ Huỳnh Như Văn, Chánh Án tỉnh Quảng Nam, đã nhờ cụ Sa minh họa và thiết kế  họa đồ xây cất Văn Miếu Khổng Tử. Khi xem họa đồ cụ Văn hài lòng nên cảm tạ cụ Sa bằng bài thơ sau đây :

                 Thần tình thay ngọn bút thiên nhiên,
                 Trông rõ hình dung lắm vẻ thiêng,
                 Miếu đã nêu cao gương đạo lý,
                  Đài còn tỏ rạng dấu trung kiên,
                  Tháng ngày thẩy mặt đời mưa gió,
                 Son sắt chi sờn chuyện biến thiên,
                  Cânh vẽ rồi đây thành cảnh thật,
                 Ơn ai ghi nhớ nét đầu tiên.

      Cụ Long Châu Tôn Thất Sa họa lại :

                 Nét bút nhờ nơi cảnh tự nhiên,
                 Non sông chung đúc khí linh thiêng,          
                 Cương thường miếu tạc thần như tỏ,
                 Triết liệt đài cao quỷ phải kiêng,
                 Hắc bạch muốn nêu gương đạo thánh,
                 Đan thanh khôn vẽ nếp khuôn thiên,
                 Riêng tay nghề mọn lòng chi bận,
                Sáng kiến do người nghĩ trước tiên

      Nhờ các công lao nói trên, cụ Tôn Thất Sa đã được tưởng thưởng nhiều huy chương như: Kim Khánh, Huy chương Danh Dự, Chương Mỹ Bội Tinh, Long Bội Tinh (Chevalier de l’ordre du dragon d’Annam ), Palmes d’officierd’Acade’mie,  Officier de l’instruction publique, Officier d’Acade’mie, Hồng Lô Tự Khanh.

Long Bội Tinh 12-11-1924



Kim Khánh Vàng năm 1923

   Chương Mỹ Bội Tinh hạng 3 28-6-1922 

Phải kể rõ như vậy mới thấy danh tiếng  của cụ và hiểu vì sao năm 1947, Ông Trần Điền, cán bộ uy tín của ̣Đảng Đại Việt, Giám Đốc Thông Tin Trung bộ, đã nhờ cụ Sa vẽ cho một bức tranh cổ động kêu gọi nhân sĩ tham gia tái thiết Đất Nước. Chỗ vẽ bức tranh là bức bình phong lớn tại góc Tòa Khâm sứ Pháp, gần Hotel Morin, cách cầu Tràng Tiền khoảng hơn 100 mét. Cụ Sa đã vẽ một đoàn người hăng hái tiến lên, bước theo sau một người cầm lá quốc kỳ.

Huy Chương nhành dương liểu Palmes d'officier d' Academie 14-7-1932
 
 Huy Chương Vàng Danh Dự 19-3-1921

Quốc kỳ thời Nội Các Trần Trọng Kim là cờ  "quẻ LY" . Lúc vẽ lá quốc kỳ này cụ Sa khựng lại vì không đồng ý về quẻ LY (☲) . Cụ bàn với Linh mục Trần Hữu Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế rằng quẻ LY  (☲) có gạch giữa bị đứt đoạn là điềm không lành cho Đất Nước. Chữ LY (☲) có một nghĩa khác là ly tán. Đó là điềm xui xẻo cho Đất Nước trong khi đang kêu gọi nhân sĩ bỏ chiến khu trở về hợp tác. Cụ đề nghị đổi quẻ LY (☲) thành quẻ CÀN (☰)  nghĩa là nối lại gạch giữa bị đứt đoạn. Linh mục Thanh góp ý nên bổ túc thêm con rồng ở giữa lá cờ vì dân tộc Việt Nam là con Rồng, cháu Tiên.  Lá cờ theo ý nói trên được trình lên Hội Nghị trước khi qua Hồng Kông bệ kiến vua Bảo Đại. Ông Trương Văn Huế, Tổng  Thanh Tra Công Chánh miền Trung , Chủ tịch Liên đoàn Công giáo VN thời đó, không đồng ý có thêm con rồng ở giữa cờ vì cầu kỳ. Đa số tán thành ý kiến bỏ con rồng.

 Cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim (3/1945 - 8/1945)

Ngày 21-12-1947, phái đoàn do cụ Trần Văn Lý dẫn đầu qua Hồng Kông bệ kiến vua Bảo Đại  và đệ trình lá cờ quẻ CÀN (☰) thay cho lá cờ quẻ LY (☲) thời trước .Vua Bảo Đại chấp thuận. Từ giờ phút đó lá cờ vàng ba sọc đỏ trở thành lá quốc kỳ của Việt Nam. Cơ duyên của cụ Tôn Thất Sa với là cờ vàng ba sọc đỏ là trong dịp vẽ bức tranh đoàn người tiến lên theo lá quốc kỳ, thay vì cờ quẻ LY (☲) là quẻ CÀN (☰), cờ vàng ba sọc đỏ hôm nay.

Cờ Quẻ Càn của Quốc Gia Việt Nam
  
Mặc dầu thực dân Pháp đã đô hộ Việt nam gần một tram năm và thâm độc chia cắt đất nước VN thành ba miền, nhưng dân miền Trung vẫn hướng về triểu đình Huế.

      Miền Nam VN trở thành thuộc địa của Pháp ( colonie ). Dân trí thức miền Nam chịu ảnh hưởng của Pháp, sống như người Pháp nên xa dần Triều đình Huế. Có nhiều trí thức miền Nam trở thành dân Pháp ( quốc tịch Pháp ).Trường học dạy tiếng Pháp và sử ký Pháp. Đó là lý do tại sao thời đó trí thức miền Nam không quan tâm đến Triều đình Huế mà Hoàng Đế  Bảo Đại là người tượng trưng . Chỉ sau này khi Pháp dùng lá bài Bảo Đại và theo kế hoạch và chỉ thị của Pháp, một phái đoàn mới được lập ra để  đi Hồng Kông gặp Hoàng Đế Bảo Đại. Bởi thế họa sĩ Lê Văn Đệ là người miền Nam được du học ở Pháp , sống theo lối người Pháp thì làm sao có tâm hồn quốc gia để nghĩ ra lá quốc kỳ VN, cờ vàng ba sọc đỏ. Điều chắc chắn là không người Pháp nào lại chỉ thị cho họa sĩ Lê Văn Để vẽ lá quốc kỳ VN. Đó là lạm danh cần phải vải chính.

      Miền Bắc VN thì bị Pháp biến thành miền bảo hộ của Pháp ( Protectorat ) và chịu ảnh hưởng của Pháp tuy về hành chánh vẫn còn liên hệ với triều đình Huế qua các vị Khâm sai, Tổng đốc, Tri Phủ, Tri Huyện nhưng họ chịu ảnh hưởng của Pháp. Miền Bắc cũng như miền Nam lúc đó chỉ liên hệ với Hoàng Đế Bảo Đại khi Pháp bật đèn xanh.

         Miền Trung VN , theo Hiệp ước ký kết với Pháp thì do Triều đình Huế cai trị nhưng trên thực tế vẫn bị ông Khâm sứ Pháp tại Huế khống chế. Triều đình Huế  không được phép toàn quyền cai trị miền Trung và phải qua sự duyệt xét, chấp thuận của ông Khâm sứ Pháp. Dù vậy, Miền Trung vẫn gắng bó với Vua và Triều đình hơn hai miền Bắc và Nam. Do đó việc cụ TrầnVăn Lý và phái đoàn miền Trung qua Hồng Kông ngày 21-12-1947 bệ kiền Hoàng Đế Bảo Đại, thỉnh cầu ngài về chấp chánh rồi đệ trình lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được biểu quyết tại Huế và được ngài chấp thuận. Đó là chuyện hợp lý. Còn bảo rằng phái đoàn của Tướng Xuân ( quốc tịch Pháp ) qua Hồng Kông một năm sau ( 1948 ) để bàn luận biểu quyết về lá quốc kỳ tại Hồng Kông là chuyện khó nghe. Phái đoàn qua gặp Hoàng Đế Bâo Đại để bàn về chính trị chứ đâu qua đó để bàn với vua về lá cờ nào đó rồi Hoàng Đế đồng ý. Tại sao không bàn lá cờ tại VN mà qua Hồng Kông mới bàn ? Như vậy đủ hiểu quốc kỳ, vàng ba sọc đỏ đâu phải là của nhóm quốc tịch Pháp Nguyễn Văn Xuân mạo nhận là của chúng.

      Ngày 02-6-1948, Pháp dùng lá bài Bảo Đại. Một Đại hội nhân sĩ và đại diện các đảng phái nhóm họp tại Saigon. Trung tướng Nguyễn Văn Xuân ( quồc tịch Pháp ),Thủ Tướng Chính phủ Nam Kỳ tự trị, đọc chiếu chỉ của Hoàng ̣Đế  Bảo Đại. Sau đó tất cả đồng thanh bầu Trung tướng Nguyễn Văn Xuân ( quốc tịch Pháp )  làm Thủ Tướng của Chính phủ lâm thời “ Quốc gia Việt nam “ nhưng  miền Nam vẫn còn tự trị riêng biệt.

      Ngày 05-6-1948, Hoàng Đế Bảo Đại từ Hồng Kông  về Việt nam. Phi cơ Calatina của hãng hàng không Anh đáp xuống chiến hạm của Pháp tại vịnh Hạ Long. Hoàng Đế cùng Trung Tướng, quốc tịch Pháp, Nguyễn Văn Xuân và Đại diện Chính phủ Pháp ký Hiệp Định Hạ Long. Tỉếc rằng người Pháp không thành thật. Hiệp Định này không đem lại độc lập và thống nhất cho Việt nam. Pháp vẫn nắm trọn chính trị và quân sự. Về ngoại giao thì Việt nam chỉ được đặt đại diện tại ba nơi mà thôi : Paris ( Pháp ), Washington ( Hoa Kỳ ) và London ( Anh ). Như thế  chủ quyền ngoại giao của VN hoàn toàn không có và nằm trong tay của Pháp. Hoành Đế Bảo Đại ở lại Hạ Long một đêm rồi đi Bangkok để qua Pháp.


      Đầu tháng 4 năm 1949, Thủ tướng Xuân tổ chức Đại hội với sứ hiện diện của một ngàn đại biểu cư dân Nam kỳ và 700 kiều dân Pháp quyết định sát nhập đất Nam Kỳ vào nước Việt nam. Chuyện buồn cười là ngày 02-6-48, Trung Tướng Xuân được bầu làm Thủ Tướng Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt nam nhưng một năm sau tức là tháng 4-1949 thì đất Nam Kỳ của Thủ Tướng Xuân mới được sát nhập vào nước Việt nam theo chỉ thị của Pháp.

      Ngày 01-7-1949, Chính phủ Quốc gia Việt nam được thành lập do QuốcTrưởng Bảo Đại kiêm Thủ Tướng lãnh đạo. Phó Thủ Tướng là Trung Tướng Nguyễn Văn Xuân kiêm bộ trưởng Quốc phòng.

      Năm 1950, Pháp công nhận quyền độc lập của Quốc gia Việt nam.
  
      Quốc kỳ Việt nam hình chữ nhật. Chiều cao bằng hai phần ba chiều dài.  Chiều cao được chia ra làm ba phần bằng nhau.  Phần ở giữa lại chia làm năm phàn bằng nhau gồm ba sọc đỏ  và hai sọc vàng nằm xen kẻ, song song với nhau.
Màu vàng của quốc kỳ là màu của dân tộc. Màu đỏ biểu trưng cho lòng can đảm chiến đấu bảo vệ quê hương. Ba sọc đỏ biểu trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam chung trên lá cờ, đoàn kết bất khả phân. Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của chính nghĩa, cờ của Tổ quốc.  Đó là quốc kỳ của nước Việt Nam.

Tôn Thất Bình     
           









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét