Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

THOÁT ÁCH CỘNG SẢN

                                                  
Cuộc di tản từ Quảng Trị về Huế thật hỗn loạn và bi thảm. Lớp lớp người gục ngã dưới làn mưa pháo của bộ đội Cộng sản. Quốc lộ 1 biến thành đại lộ kinh hoàng ! Bao tiếng kêu cứu thảm nảo vô vọng tan đi trong tiếng pháo vang dội.... ! Những tiềng rên la đau đớn vì vết thương trào máu ...Họ lịm dần và qua thế giới bên kia.... !
Không lâu sau đó , thành phố Huế thất thủ ! Người dân ở Đà nẵng lo âu và bắt đầu di tảm. Vợ tôi bàn nên vào Saigon ngay kẻo bị kẹt. Tôi băn khoăn lưỡng lự vì hai lý do : Lý do thứ nhầt là Mỹ không thể bỏ Đà nẵng. Đài Radar của Mỹ ở trên núi Sơn Trà ( Đànẵng ) kiểm soát cả vùng ĐNA vẫn còn đó. Lý do thứ hai tôi là Giám đốc sản xuất của hãng bia- nước ngọt BGI mà ông chủ người Pháp vẫn còn đó, hãng vẫn còn làm việc như bình thường.
      Tôi đã lầm !  Mỹ đã tháo nhanh đài radar và bỏ Đànẵng !  Các vị sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I đã cao chạy xa bay ! Một số TQLC/ VNCH bị kẹt chưa di tản được , đã phẩn uất, giận dữ. Họ bắt đầu cướp của , giết người làm cho tình thế đang căng thẳng trở nên hỗn loân . Tôi thấy tận mắt vụ hai anh lính đang đi trên chiếc xe gắng mày bị lính cướp chỉa súng bắn chỉ thiêng và cướp đoạt xe này.   Dân chúng hoảng sợ tranh nhau tìm đường di tản. Tại sân bay, phi cơ không cất cánh được vì bị dân di tản bao quanh máy bay, chen lấn nhau để được lên. Tại bến cảng,  tàu chở quá tải nên bị nghiêng.  Những anh lính không lên tàu được nên tức giận bắn loạn xạ lên tàu. Lính lên được tàu đã bắn trả lại để giải tỏa vấn nạn ùn ùn kéo lên tàu. Bải chiền trường đã làm dân di tản hoảng sợ chạy tán loạn ! Mạng sống của con người lúc này quá rẻ ! Việc này đã giúp cho bộ đội VC dể dàng vào thành phố Đà nẵng.
      Một hôm, công nhân hãng BGI báo cáo và xin ý kiến tôi vì một toán TQLC vào nhà máy xin mấy két bia. Nào ngờ ông Giám đồc người Pháp đã chạy trốn vào Saigon rổi. Tôi phải lấy quyết định cho mấy két bia để được yên chuyện. Nào ngờ  một chốc sau đó tôi nghe tiếng công nhân la hoảng vì lính vào cướp bia . Ngôi nhà mà hãng cấp cho tôi lại sát với sân của nhà máy. Tại thành phố đã có chủ nhà bị bắn chết vì lính cướp nghi còn cất dấu tiền bạc khi bị khảo của. Tôi gợi ý phải nói khi bị hạch hỏi. Tôi vội vả khép mấy cánh cửa sổ lại cho tối phòng và trèo lên núp trên nóc tủ cao.  Cha tôi thì nằm trên gường bỏ mùng xuống như đang bị bệnh. Quả nhiên một lát sau, mấy anh lính TQLC kéo vào nhà và hỏi chủ nhà đâu rồi. Cha tôi nằm trên giường nói : chúng vào saigon rồi. chúng tôi di tản ở Huế vào.  Thế là chúng lục soát đồ đạt thích gì thì lấy rồi bỏ đi. Sau đó tôi nằm trên tủ nghe tiếng đàn ông, đàn bà nói lao xao. Nhìn xuống thì ra dân tràn vào hôi của. Lợi dụng lúc hỗn loạn, gia đình tôi tháo chạy ra khỏi nhà và đền nương tựa nhà người bà con. Thôi thì mầt của nhưng mạng được an toàn là may rồi !

Đànẵng thất thủ !!  Chúng tôi tìm cách để vào Sài Gòn. Một ngày kia tôi móc nối được với một ông công giáo trong UBND phường ở giáo xứ Thanh Bồ- Dức Lợi. ông cấp cho tôi một giấy thông hành đi saigon.  Phần tôi thì nhận một lá thư của ông ta khi vào Saigon trao theo địa chỉ đã ghi.
      Thật hồi hộp cho chuyến đi này. Rất nhiều chốt kiểm soát của bọn " cách mạng giờ thứ 25 " mang băng màu đỏ lên xe đó kiểm soát giấy tờ và hành lý. Xe chạy suốt đêm và sáng hôm sau đến Saigon.

      Trời ! Mắt tôi có loạn thị Không ? Tôi thấy cả rừng cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ ! định thần lại mới nhớ hôm này là ngày lễ lao động 1-5-1945. Saigon đã thất thủ rồi !!!  Lòng đâu quặn thắc, Saigon đã mất rồi ! Bọn dép râu bần cố nông đã lên nắm quyền ở đây rồi !
      Một thời gian sau, vợ tôi đã đem được bầy nhỏ bốn đứa vào Saigon.Tôi phục bà xã tôi lanh lợi tài tình . Bà xin được giấy của sở giáo dục Đà nẵng cho vào Saigon trình diện học cải tạo. Thế là gia đình sum họp yên tâm.
      Thàng năm trôi qua, chúng tôi quyết tâm vượt biển nhiều lần nhưng thất bại. Nhiều lần  bị bể ổ phải tháo chạy trối chềt và hối hả lên xe đò về Saigon. May mà nhà cửa chưa bị niêm phong vì hàng xóm tưởng chúng tôi về thăm quê làng.
      Một hôm bà xã tôi cho biết đã nghe phong phanh có phỏng vấn diện con lai cho đi định cư ở Mỹ. Tôi nghĩ Mỹ không bỏ con lai thì họ cũng không bỏ những người công tác với họ và với chính quyền VNCH. Tia hy vọng thoát được ách cộng sản làm tôi lên tinh thần.
      Quả thật, một thời gian sau có tin con lai được phỏng vấn ở phi trường Tân Sơn Nhất (TSN). Tôi điểu nghiên làm sao xâm nhập được vào TSN.  Di vào đường chính ngả gần Tổng Tham mưu thì bị xét giấy tờ không ổn rồi.  Chỉ có ngả Hạnh Thông Tây, nơi sáng sớm công nhân đi xe đạp vào TSN làm việc qua bót gác. Vì thường lệ như vậy nên lính gác chỉ ngôi trên chòi đấu láo với nhau thôi. Tôi quan sát kỹ càng để trù tính kế hoạch xâm nhập.
      Tôi viềt tòm tắc lý lịch vào mảnh giấy nhỏ bằng hai ngón tay để ngày mai trao cho ông Mỹ. Sáng hôm sau tôi hòa nhập vào đoàn công nhân và vào được trong phi trường. Lúc này tôi mới giật mình vì không biềt nơi phỏng vấn ở đâu trong phi trường. Hỏi người ta hay đi loanh quanh thì bị nghi là CIA của Mỹ. Bị tóm bằt thì không hẹn ngày về. Tôi nhanh trí, bình tĩnh vẫn đạp xe theo đoàn xe đạp của các công nhân và vừa quan sát để ứng biến.
      May quá, tôi gặp một thanh niên nét mặt y hệt Mỹ. Tôi hỏi:  Mỹ phỏng vần ở đâu vậy cháu.  Bác theo cháu. Thì ra  nơi phỏng vấn là tầng trên của phi cảng TSN. Tôi leo lên bậc cấp và chọn ghế ngồi ở ngoài mép đường đi thuận lợi để trao miếng giấy lý lịch tôi viết sẵn cho phái đoàn Mỹ. Dến chiều khi phái đoàn phỏng vấn người Mỹ ra về đi ngang qua chỗ tôi, lập tức tôi giúi tờ giấy vào tay ông Mỹ đen. Những người ngồi gần đó thấy vậy nên mạnh dạng tới tấp trao bao thư cho ông ta. Chúng tôi hân hoan theo chân phái đoàn Mỹ xuống lầu. Vừa xuống đến sân thì bất thình lình một tên công an bước nhanh đến nơi ông Mỹ và giật mạnh lấy xấp bì thư nơi tay ông ta ! Tôi điến lặng người ! Về nhà kể cho vợ nghe và lo lắng tai họa sẽ đến.

      Tôi mở dấu nguặc để kể câu chuyện sau đây diễn tả tình hình nguy hiểm lúc bấy giờ tại Việt nam .Có hai anh bạn thân hứa với nhau là ai vượt biên được thì giúp đỡ người còn lại. Một anh vượt biên thành công còn anh kia ngày ngày vẫn kéo chiếc xe đạp đi bán bong bóng.  Một ngày kia anh bàn bong bóng nhận được xấp giấy gì đó của anh bạn ở Mỹ gởi về.  Vui mừng chưa lâu thì công an đến nhà bắt anh ta đi biệt tâm tích. VC đa nghi nhìn ai cũng cho là phản động hay tình báo của Mỹ được cài lại. Chúng nghi ai là bắt, tra tấn và thủ tiêu !
      Bởi vậy mấy ngày liền tôi lo lắng vì tên công an phi trường giật xấp bì thư trong đó có mảnh giấy nhỏ lý lịch của chúng tôi. Dêm đến mà nghe tiếng công an gõ cửa là kể như đời tàn !...
      Mấy ngày nặng nề khó thở trôi qua bình an.Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi lại bắt đầu ngồi viết lý lịch. Ngày hôm sau tôi theo đoàn công nhân vào phi trường dễ dàng vì đã rành đường. Nhưng khi tôi đến nơi phỏng vấn thì gặp trở ngại. Có thay đổi, không dể dàng như trước. Tên công an ngồi ngay cửa ra vào ở bậc cấp trên cao soàt giấy. Ai có giấy báo đến phỏng vấn mới được vào cửa. Tôi phải ngồi với mấy cháu nhỏ con lai nơi bậc cấp dưới để tránh sự xoi bói nghi ngờ của tên công an. Tôi bình tĩnh đợi thời cơ. May quá có hai cô trong phòng phỏng vấn hấp tấp đi ra và nhờ tên công an chỉ cho nơi đặt máy điện thoại. Có thể hai cô có lì xì cho tên này nên nó nhanh nhảu đưa hai cô đi ngay.  Thời cơ may mằng đã đên. Tôi bước nhanh lên bậc cấp và vào phòng họp. Tôi vào ngồi trong xa kẻo tên công an trở lại nhớ mặt tôi. Dến trưa, tên công an khác đền thay tên này làm tôi an tâm. Khi kêu người lên phỏng vấn, tôi mạnh dạng đứng lên đi theo nhưng đứng ngoài hàng lang trước các phòng phỏng vấn.Tôi xoay người đứng nhìn ra cửa sổ để tránh bị tên công an chú ý. Tôi hồi hộp chờ đợi thời cơ.  May mắn ông Mỹ nghỉ xả hơi ra hàng lang hút thuốc. Không bỏ lỡ cơ hội. Tôi tiến đến trước mặt ông ta; lưng xoay về phía tên CA ngồi đàng xa để tiện đưa cho ông Mỹ mảnh giấy lý lịch của tôi. Tôi nói sơ qua về hoàn cảnh của chúng tôi và hỏi ông ta chúng tôi có đi Mỹ được không.   "sure ", ông ta trả lời.  Lúc đó tôi vui mừng sung sướng như vừa nắm được chiếc phao khi sắp chìm trên biển cả. Ngay lúc đó tôi thấy mắt ông ta đang nhìn về hướng sau lưng tôi. Tên CA xuất hiện và nhìn tôi chăm chăm và hỏi ' phỏng vấn xong chưa ? ' Tôi trả lời xong rồi.  " xong rồi sao còn đứng đây '. Không đợi hắn nói thêm. Tôi quay lưng đi để tránh rằc rối. Trên đường trở về nhà tôi quá sung sướng vì đã hoàn thành mục đích và tiếng " sure " của ông Mỹ làm tôi tin tưởng vui mừng không thể tả được.
      Thời đó có nhũng việc vui vui. Phìa trươc dinh Dộc Lập có vùng cây cao xanh tươi. Dây là nơi tụ họp từng nhóm hai ba người dưới bóng cây để đấu láo về tin tức thời sự v.v...Vợ tôi nghe một ông khoe  biết tên và địa chỉ của ông đại tá trưởng phòng nhân viên Pentagon. Chụp được thời may, bà đến nhà ông chơi và quà cho các cháu nhỏ kẹo bánh để mua cảm tình ông này và xin tên ông đại tá và địa chỉ Pentagon. Tôi phục bà xã tôi quá. Không trì hoãn, chúng tôi viết ngay một bức thư cho ông đại tá.  Bức thư xong rồi nhưng làm sao mà gởi đi đuợc đây.

      Chuyện kể về hội nghj chuột.  Hội nghị cho biết con mẻo nhà này hung dữ quá. Nó đã ăn thịt nhiều bạn chuột của chúng ta rồi. Các bạn có cách nào để báo động khi nó đến gần chúng ta không. Một anh chuột đưa ý kiến. Hãy treo một cái chuông vào cổ nó. Mèo đi đến đâu là chuông reng đến đó. Chúng ta hay biết để lẩn tránh. Cả hội trường hoan hô ý kiến tuyệt vời này. Một trưởng lão chuột thắc mắc hỏi vậy ai là anh chuột can đảm xung phong đi treo chuông vào cổ con mèo ?  Cả hội trường im lặng !
...
      Trường hợp của chúng tôi cũng tương tựa. Dem lá thư gởi đại tá trưởng phòng nhân viên Pentagon đến bưu điện để đóng dấu là chuyện lành ít, dữ nhiều. Công an  mà phát hiện thì đi tù, bị tra tấn và bị thủ tiêu.
      Lo thì lo vậy nhưng phải liều mạng tính cách đem thư đến bưu điện thế nào cho ổn.Thời đó ai ai cũng phải đem thư đến bưu điện để đóng dầu và tự đi bỏ thư. Tôi phải chuẩn bị một số thư gởi đi, bỏ trong một cái giỏ. Thư ' Pentagon ' tôi để dưới hết trong xấp thư đem đi  để khỏi tìm kiềm, xáo trộn lên xuồng dể bị lộ.
      Dến bưu điện, tôi thận trọng đi một vòng quan sát các nhân viên đóng dấu bì thư.  Không đề cao cảnh giác là họa vào thân, Bà nào ốm và mặt xanh xao thì tôi tránh vì có thể dân 'dép râu' ở rừng về. Cuối cùng tôi chọn được một bà mập mạp, son phấn, phương phi phúc hậu. Tôi xếp hàng đợi đến phiên đưa thư để đóng dấu. Dền phiên tôi, tôi trao xấp thư cho bà. Khi bà định đóng dâu thư 'Pentagon' cuối cùng thì bà khựng lại và đưa mắt nhìn tôi. Tim tôi đập mạnh và đứng chịu trận, hồn xiêu. phách lạc !  Bà cúi xuống đóng dấu và đưa nhanh xầp thư cho tôi.  Khiếp quá !
      Tôi lấy lại bình tĩnh và thông thả đến thùng thư gần cửa bưu điên. Tôi bỏ thư vào thùng trừ bức thư ' Pentagon ' tôi giử lại trong giỏ. Tôi thản nhiên ra về , không ai chú ý quan tâm.
      Bà xã tôi quen với một chị làm ở Bưu điện tại khâu phân loại thư gởi đi các nước. Bỏ thư vào các bao bố riêng biệt và khâu lại.  Chị này thuộc phe ta nên bỏ Thư 'Pentagon của chúng tôi sau hết và khâu lại. Nhờ đó thư được đi suôn sẻ.

      Ngày 20 tháng giêng năm 1984, chúng tôi nhận được giấy LOI của Tòa Dại sứ Hoa Kỳ tại Bangkok cho phép gia đình tôi được định cư tại Hoa Kỳ và yêu cầu giới thẩm quyền Việt nam cấp cho chúng tôi giấy xuất cảnh  cùng những giấy tờ cần thiết để rời Việt nam. Ký tên : Donald Colin , Giám đốc  ODP.
      Một may mắng khác lại đến trùng hợp với chúng tôi. Trước kia tôi du học ở Pháp và trước 1975 làm cho công ty Pháp ở Saigon và Dànẵng. Tôi được nghe rỉ tai là ai trước kia làm việc cho Pháp thì hãy đăng ký xin đi Pháp. Chùng tôi lập hồ sơ đưa lên Phường đẩ chuyển lên Quận. Không hiểu sao mà khi Pháp khóa sổ không nhận cho đi Pháp nữa mà hồ sơ của tôi vẫn không nghe nói đến. Thấy người ta đông đúc đi Pháp mà lòng tôi buồn thê thảm.
      Trong cái rủi lại có cái may. Khi VC cho lập hồ sơ HO đi Mỹ thì hồ sơ đi Pháp của chúng tôi trước kia được nhập trước tiên vào chương trình  "HO 1".  Chúng tôi sồt ruột vì chờ lâu chưa thầy Sở xuất cảnh Thành phố gọi làm thủ tục.  Một anh bạn nghe kể đã thốt lên câu : ' sao khờ thế ! Phải có thủ tục "đầu tiên" ( tiền đâu ) thì mới được giải quyết ".  A ra là thế !. Sau đó chúng tôi đến gặp cán bộ phụ trách hồ sơ xuất cảnh để hỏi về hồ sơ của chúng tôi. Miệng thì hỏi nhưng tay thì chìa ra bao thuốc lá 555. Chúng tôi cố ý cho tên cán bộ thấy mấy tờ giấy bạc nằm dưới bao thuốc lá. Cán bộ liết mắt nhìn và cầm nhanh bỏ vào hộc bàn. Thế là chúng tôi được cho hẹn ngày làm thủ tục xuất cảnh. Thế mới biết mãnh lực của đồng tiền.

      Người ta kháo nhau, mấy ông Mỹ phỏng vấn khó tính quá ! Ai ăn mặc luộm thuộm cẩu thả thì bị ông Mỹ đánh  Rớt !  Trả lời không thành thật :  Rớt !  Có bà nọ nhắc nhở các con khi vào phỏng vấn: ' Phải cẩn thận, thằng Mỹ nó khó tính lắm.' Xui xẻo cho bà ông Mỹ này biết tiếng Việt. ông ta nói với bà : Bà là người thiếu lịch sự. Tại sao gọi tôi bằng "thằng"... Rớt !    Một tài tử điện ảnh VN  được thân nhân bảo lãnh. Khi vào phỏng vấn, ông Mỹ bắt tay và nói : " Chào đại tá Nguyễn Thành Luân. ( Anh này đã đóng phim gián điệp của VC , có tên là  ' Ván bài lật ngửa ' ).  Anh này giật mình và thanh minh : Thưa ông , đó là chuyện trong phim. ông Mỹ nói : Anh đóng phim hay lắm. Thôi anh ở lại VN tiếp tục đóng phim đi... " Rớt " !  Khi chúng vào phỏng vấn, trả lời câu hỏi của ông Mỹ , vợ tôi nói : chúng tôi vào Saigon để lánh nạn VC.  Ông Mỹ nói : Lánh nạn VC lám sao vì lúc đó Saigon đã mầt rồi, . Tôi hết hồn vì chắc là bị chấm  Rớt  rồi. May thay ông Mỹ vẫn OK cho đi Mỹ. Thật hú hồn.

      Chúng tôi phải đến bệnh viện Nguyễn Tri Phương lúc 2 giờ chiều để  khám lẩn chót vì ngày mai lên phi cơ đi Bangkok. Sáng đó cháu gái của vợ tôi đến thăm. Nó nói : cháu biết một ông bác sĩ quân y chế độ cũ hay lằm. Đì đến để ông chích một mũi thuốc khỏe cho ngày sung sức lên đường. Không biết bác sĩ tiêm liểu lượng thế nào mà về nhà vợ tôi bị shock ! Bà than mệt , mồ hôi thoát ra ướt cả áo. Tôi phải dùng mấy khăn lông để lâu. Bà nằm liệt giường làm tôi lo lắng quá chừng. Dến giờ hẹn đi khám ở Bệnh viện mà vợ tôi vẫn còn ngất ngư trên giường, ngồi dậy không nổi. Bà nói : Thôi anh đi với mầy đứa con đi. Tôi không đồng ý và chờ đợi đến 4 giờ chiều bà gượng ngồi dậy và chúng tôi chở nhau trên 4 chiềc xe đạp đến bệnh viện. Khi đền nơi cô y  tá cho biết bà Mỹ đã về rồi !  Quá thất vọng nhưng chúng tôi vẫn ngồi tại chỗ  vì tiếc nuối. Mãi sau một cô y tá đường xa đi đến và hỏi chúng tôi ngồi làm gì đây. Khi hay câu chuyện, cô nói may cho anh chị. Bà bác sĩ Mỹ đang họp với các bác sĩ Việt trong phòng đàng kia. Vừa lúc đó tôi thấy bà Mỹ cao lớn và các bác sĩ Việt ra khỏi phòng và đi về hướng chúng tôi. Chúng tôi đi nhanh đến và xin lỗi đã đến chậm.  Chúng tôi bị các bàc sĩ Việt quở trách là bê bối  thì khỏi đi Mỹ ; nhưng  bà Mỹ rất phùc hậu, bà chỉ chúng tôi vào phòng gần đó, khám mắt nhanh rồi OK và ký vào giấy tờ. Chúng tôi không biết tên bà  nhưng luôn nhớ ơn bà bác sĩ phục hậu đó. Xin cho chúng tôi được tri ân bà và nhớ câu : lương y như từ mẫu. Chùng tôi được đi Mỹ  suýt hụt trong đường tơ kẻ tóc. May nhờ ơn trên giúp đỡ phò trợ.

      Ngày mai chúng tôi lìa xa quê hương Việt nam thân yêu vĩnh viễn và không biềt có ngày trở về không. Thông thường thì người ta nhớ nhung, đâu thương nhưng với tôi thì lại khác. Chùng tôi căm thù bọn VC gian ác, tàn nhẫn, giết người nên chúng tôi vui mừng đã thoát được ách  bọn VC, ác quỹ  càng sớm càng  may mắn.
      Người ta kể , có ông nọ khi lên phi cơ bay đi Bangkok đã thóa mạ chưởi bới VC cho hả dạ. Bọn chiêu đãi viên đã bào cáo sao đó nên khi phi cơ hạ cánh , ông này bị giữ lại không cho xuống phi cơ. Bởi vậy khi chúng tôi xuống sân bay rồi thì chúng tôi mới an tâm cảm thấy thật sự thoát ách cộng sản VN. Chúng tôi cảm thấy được tự do, bình an. Có trải qua gian khổ, nguy hiểm thì sau đó mới cảm thấy thú vị, hân hoan.

Tôn Thất Bình
2002 

        
     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét