Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
Pakistan đi về đâu?
Thứ bảy 3 tháng 11 năm 2007, Tổng Thộng Pakistan Pervez Musharraf tuyên bố tình trạng khẩn trương vì nhóm Hồi giáo cực đoan gây bạo loạn.
Sự thật như thế nào ?
Pakistan là một quốc gia ở Nam Á. Phía Tây giáp Iran. Bắc giáp Nga và Afghanistan. Đông Bắc giáp Trung Hoa. Đông và Đông Nam giáp Ấn Độ. Nam giáp biển Arạp (Arabian sea ). Diện tích 796.065 Km2. Dân số 165 triệu dân. Thủ đô là Islamabad, nằm ở phía Đông gần tỉnh Kashmir thuộc Ấn Độ. Một số đông dân ở tỉnh Kashmir theo đạo Hồi nên có sự tranh chấp biên giới. Pakistan là một nước gồm nhiều Bộ tộc rất phức tạp với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy Anh ngữ được dùng làm ngôn ngữ hành chánh. Sắc tộc Punjab chiếm 45% dân số Pakistan và đa số nắm quyền quân đội. Năm 1947 nước Anh trao trả độc lập cho Pakistan. Tỉnh Bangladesh của Pakistan và mẫu quốc bị ngăn cách bởi nước Ấn Độ cả1,000 miles. Diện tích 142.776 Km2. Năm 1971 T̉ỉnh này tuyên bố độc lập và trở thành nước Bangladesh. Hồi giáo cực đoan ớ Pakistan ớ thế mạnh và đang bao che cho nhóm Taliban và Al Qaida. T.T. Musharraf ngại không mạnh tay tiến sâu vào hang ổ của Taliban và Al Qaida vì chúng trà trộn ẩn núp giữa bộ tộc Pakistan ở miền núi. Rút giây động rừng. Bom đạn nổ gây chết chóc dân Bộ lạc miền núi sẽ tạo cớ cho bọn Hồi giáo cực đoan Thánh chiến. T.T. Musharraf cũng không cho phép quân HK vào Pakistan để truy quét bọn khủng bố ở vùng này vì ngại cuộc Thánh chiến của thành phần cực đoan sẽ có chính nghĩa và bất lợi cho ông. Nhưng không vào hang cọp để bắt cọp thì không khác chi nuôi dưỡng khủng bố. Cho chúng có nơi dướng quân và huấn luyện tân binh để tung đi đánh phá khắp nơi, gieo rắc bất an, kinh hoàng, chết chóc trên thế giới. Afghanistan, Iraq, Somalia ... sẽ là những nơi dụng võ của bọn khủng bố được huấn luyện kỹ lưỡng tại Pakistan.Đó là vấn đề làm Hoa Kỳbận tâm. T.T. Musharraf tuy là đồng minh rất quan trọng của Hoa Kỳ nhưng tiếc thay ông này không giải quyết được vấn đề mấu chốt cằn thiết.
Hoa Kỳ phải nghĩ đến một phương sách khác. Đó là giải pháp Benazir Bhutto. Bà Bhutto, cựu Thủ Tướng Pakistan là người được dân chúng mến mộ. Bà sẽ chia quyền với Tổng Thống Musharraf để đem lại an ninh cho đất nước và tận diệt bọn khủng bố. Bà sẽ là Thủ Tướng Pakistan như xưa kia.Bà nói với đài BBC World News America rằng: Tôi hy vọng tự mình có thể bắt được Bin Laden. Nhưng nếu không làm được tôi sẽ cho phép quân đội HK vượt biên để truy quét bọn Taliban và Al Qaida.Bà chủ trương ôn hòa không cho Tôn giáo và quân đội can thiệp vào các hoạt động chính trị. Bà Bhutto tuyên bố : các thế lực ôn hòa trong nước cần hiệp sức trong việc xây dựng một xã hội ôn hòa. Chuyển nền độc tài thành dân chủ.
Trước tình thế lâm nguy nghiêm trọng, Al Quaida và Taliban, quyết phải hạ sát bà Bhutto với bất cứ gía nào. Phi cơ chở bà Bhutto hạ cánh tại phi trường Karachi vào tối thứ năm 18-10-2007. Bà Benazir Bhutto xúc động rơi lệ vì đã nhìn thấy lại đất nước thân yêu sau 8 năm lưu vong. Bà đã nhìn thấy rừng người 150,000 cảm tình viên đang hân hoan đón mừng chào rước bà. Nhưng mấy giờ sau đó trong đoàn xe đưa rước bà thình lình phát ra hai tiếng nổ lớn cách nhau 30 giây. Tuy xe của bà gần đó nhưng bà may mắn thoát nạn nhờ chiếc xe đặc biệt chống đạn do T.T. Musharraf dành chở bà. Toán an ninh đầy đặc được lệnh bảo vệ bà vì tình báo cho biết bọn khủng bố sẽ giết bà bằng bom tự sát. Bom cực mạnh đã giết chết 136 người và làm bị thương 300 người. Bà Bhutto kết án Al Qaida và Taliban đã gây ra vụ này.
Tổng Thống George W. Bush hài lòng về lá bài Musharraf-Bhutto nhưng bực mình T.T. Musharraf còn cù cưa chưa chịu rời bỏ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Pakistan như dân chúng đòi hỏi. T.T. Bush đã chỉ thị cho bà ngoại trưởng Condoleezza Rice thông báo cho T.T. Musharraf biết rằng: “ chúng tôi mong có cuộc bầu cử càng sớm càng tốt và T.T.Musharraf nên cởi bỏ bộ quân phục đi”. T.T. Bush đã nói với T.T. Pháp Nicolas Sarkozy là ông đã điện thoại cho T.T. Musharraf rằng : “ Thông điệp của tôi là chúng tôi tin tưởng mảnh liệt vào cuộc bầu cử và ông phải cho bầu càng sớm càng tốt. Ông cần cởi bỏ quân phục của ông đi “ ( My message was that we believe strongly in elections and that you ought to have elections soon, and you need to take off your uniform ). Sao lạ vậy nhỉ? T.T. Bush cũng kiêm tổng tư lệnh quân đội kia mà. Hơn nữa việc này phải tế nhị, lịch sự giữa Tổng Thống HK và Tổng Thống bạn, đồng minh. Không nên để báo chí công khai đăng tin như vậy thì vị nguyên thủ nước bạn còn thể thống gì nữa. Việc này làm tôi nhớ đến hành động của “ quan Toàn Quyền thuộc địa “ Cabot Lodge đã thanh trừng T.T. Ngô Đình Diệm vì đã chủ trương ‘dân tộc tự quyết’ và ‘ Việt nam hóa chiến tranh’ trái với kế sách của HK. Sự việc đã làm thế giới lên án HK coi thường đồng minh. HK phải trả gía đắt sau này. Không hiểu T.T. Bush còn nhớ bài học đó không. Đó là bực tức thứ nhất của T.T. Musharraf.
Bực tức thứ hai là khi Tối Cao Pháp Viện Pakistan ra lệnh phóng thích 61 nhân vật bị kết tội khủng bố. Sự việc này đã cổ võ tinh thần bọn khủng bố. Vì vậy T.T.Musharraf bải nhiệm Chánh án Tối Cao pháp viện, Iftikhar Mohammed Chaudhry. Sự cố gây phẩn nộ trong giới luật gia. Hơn 2,000 luật sư đã biểu tình phản đối T.T. Musharraf ở thành phố Lahore. Bầu không khí hỗn loạn đã tạo thuận lợi cho thành phần Hồi giáo cực đoan.
Bực tức thứ ba của T.T. Musharraf là bọn Hồi giáo cực đoan đã lợi dụng thuận lợi xáo trộn đó để thừa thắng xong lên. Ngày 02-11-2007 phiến quân Hồi giáo đã chiếm quyền kiểm soát thị trấn Matta trong thung lũng Swatt phía Tây Bắc Pakistan sau trận giao tranh ác liệt tại đây. Chúng đem trình diện 48 quân cán chính Pakistan để làm mất mắt chính quyền. Đô đốc William Fallon, chỉ huy tối cao lực lượng HK ở Trung Đông đã phải đến thủ đô Islamabad để hội kiến với T.T. Pakistan, Musharraf. Sau đó tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trên toàn lãnh thổ Pakistan. Trong tình thế bất ổn, T.T. Musharraf có quyền áp dụng biện pháp thiếu dân chủ để vãn hồi an ninh đất nước và truy quét bọn Hồi giáo cực đoan, Taliban và Al Qaida. Ngũ Giác Đài tuyên bố tình trạng khẩn trương ở Pakistan không ảnh hưởng gì đến viện trợ quân sự Hoa Kỳ cho Pakistan.
Bà Bhutto không đồng ý về tình trạng khẩn trương mà T.T. Musharraf ban bố. Bà tuyên bố qua điện thoại với đài Sky News Television rằng : Tình trạng khẩn trương là ngày đen tối nhất trong lịch sử Pakistan. Tôi đồng ý với T.T. Musharraf là chúng ta đang đối diện với khủng khoảng chính trị. Nhưng giải pháp khẩn trương này là hành động độc tài.
Có thể vì giận quá nên mất khôn. T.T. Musharraf trải qua ba chuyện bực tức nói trên. Nhất là T.T. Bush đã làm tổn thương tự ái của T.T. Musharraf nên ông đã mù quán quản thúc tại gia bà Bhutto. Đó là sai lầm tai hại có thể làm hỏng lá bài Musharraf- Bhutto rất cần lúc này. Bà Bhutto tức giận và đòi T.T. Musharraf phải từ chức lập tức và tuyên bố không làm dưới quyền của Ông này trong tương lai. Có thể đảng PPP của bà sẽ tẩy chay bầu cử và liên Minh với các đảng khác. Bà tuyên bố với đài GEO TV rằng :” Tôi không thể làm thủ tướng với ông Musharraf chỉ vì tôi không tin vào những gì ông ta nói.” Ông Shah Mahmood Queshi, lãnh tụ chi bộ Punjab của đảng PPP báo tin ông dẫn đầu đoàn xe 200 chiếc tiến về thủ đô Islamabad. Đảng PPP tiên đoán sẽ có hàng ngàn người nhập đoàn trên đường đi. Bà Benazir Bhutto đang khôn khéo chơi kiểu hàng hai. Bà sẽ không bỏ rơi ông Musharraf vì cần cánh quân đội hỗ trợ bà trong việc thật lòng truy quét bọn Hồi giáo cực đoan, Al Qaida và Taliban đang ẩn núp ở vùng núi phía Bắc Pakistan. Bà chỉ trích ông Musharraf để gây cảm tình với phe đối lập, tạo hậu thuẫn sau này. Luật sư Raja Muhammad Shafqat Khan Abbasi nói rằng, quần chúng đang có niềm hy vọng lớn. Tất cả mọi người đều đang hướng về bà Benazir Bhutto. Bà là người sẽ đem lại đổi mới cho đất nước.
Hoa Kỳ cần phải dàn xếp hòa giải để lá bài Musharraf- Bhutto không bị hỏng. Được như vậy, khủng bố Hồi giáo cực đoan ở Pakistan sẽ bị dẹp tan. Al Qaida và Taliban sẽ bị tiêu diệt. Nhờ đó Afghanistan, Iraq, Somali sẽ dẹp tan được khủng bố. Thế giới sẽ có hòa bình, an lạc. Cuối tuần này ông Negroponte, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ sang Pakistan.
Tôn Thất Bình
Nov. 15. 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét