Đế quốc Nga Cộng sân đã thôn tính 15 nước láng giềng để thành lập Liên Bang Xô Viết. Georgia đã bị Nga Cộng thôn tính năm 1921. Georgia may mắn dành lại được độc lập sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vì kinh tế kiệt quệ do chạy đua vũ trang với Mỹ trong thời Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan.
Phía Bắc, Georgia giáp biên giới Nga.
Phía Đông giáp Azerbaijan và Armenia. Phía Nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Tây là Hắc
Hâi. Georgia có bờ biển nghỉ măt quan trọng thu hút nhiều du khăch. Diện
tích 69.700 sq.km. Một phần ba diện tích Georgia là rừng cây. Dân số ước
tính 5.449.000 dân vào năm 1989 . 2/3 dân số là người Georgia. 10% là dân Armenia. 8,5%
dân Nga, 4,6% dân Azerbaijan.
Thiểu số còn lại là người Hy Lạp, Abkhazia và Ossetia. Sau khi Georgia dành độc lập, Nga vẫn giữ Bắc Ossetia vì
có đông dân Nga và ngăn cách với Nam Ossetia bởi dãy núi Caucasus. Giao thông Bắc-Nam Ossetia phải thực hiện qua đường hầm xuyên qua núi.
Hai khu vực Abkhazia và NamOssetia được cho tự trị hành chánh nhưng an ninh
thì do 3 lực lượng Nga, Georgia và lực lượng Bảo an bản xứ đảm trách. Georgia
đau xót bị mất hai vùng Ossetia vạ Abkhazia nhưng phải chấp nhận vì
trong thế yếu mới dành độc lập.
Georgia có
nhiều tài nguyên như Manganese, sắt, molybdenum và vàng. Kỷ nghệ quan trọng nhờ có nguồn nước chảy mạnh nên
Georgia có năng lượng thủy điện lớn 15.500.000 Kilowatts với cả tá nhà
máy thủy điện, trong đó có 3 nhà máy lớn: V.I. Lenin Zemo-Avchala, Rion và
Sukhumi. Georgia còn có các nhà máy chạy bằng than đá và khí thiên nhiên.
Georgia có kỷ
nghệ luyện thép, Kỷ nghệ hóa chất, kỷ nghệ chế tạo
vật liệu xây dựng. Kỷ nghệ nông phẩm như trà, rượu (cognac và champagne sân xuất 10 triệu
chai mỗi năm ), Kỷnghệ dầu thơm, kỷ nghệ chăn nuôi : cừu, dê,
heo, gà, nuôi tầm lấy tơ. Năm 1970, Georgia có 1.500.000 đàn gia súc. 2
triệu con cừu và dê. 600 ngàn con heo. Sản xuất 100 ngàn tấn thịt, hơn 500 ngàn tấn sữa và hơn 400 triệu trứng gà. Georgia có kỷ nghệ thép, Ximăng vạ
dệt may. Quan trọng nữa là Georgia có đường ống dẫn dầu khí từ Baku
( Azerbaijan
) đến Ceyhan ( Thổ Nhĩ Kỵ ). Đường ống dẫn dầu này làm mất ưu thế của Nga
trong việc cung cấp dầu khí cho Âu châu. Nếu Nga thôn tính
được Georgia thì Âu châu phải lệ thuộc hoàn toàn vào dầu khí của Nga.
Bây giờ
nước Nga đã hồi phục về kinh tế và quân sự. Nga luyến tiếc thuộc địa cũ
Georgia vì có nhiều tài nguyên, khoáng sản và kỷ nghệ. Nga lập kế hoạch để thôn tính nước này. Nga phẩn nộ vì Georgia
theo phe Mỹ và Âu châu và trở thành cái gai nhọn bên cạnh nước Nga. Trong
khi đó, quân đội Georgia được huấn luyện tại Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ viện
trợ cho Georgia 40 triệu Mỹ kim về quân sự. Ukraine trong năm qua đã viện trợ cho Georgia hàng
chục máy bay quân
sự. 400 xe tăng và xe bọc thép. 150 khẩu đại pháo và súng cối.
Bây giờ Georgia
trở nên hùng mạṇh và nghĩ đến Nam Ossetia vùng đất của Georgia có trữ
lượng dầu khí đang bị Nga biến thành tự trị. Hai tư tưởng lớn gặp nhau trong
đối chọi. Nga bắt đầu dăng bẫy. Ngày 9/7/2008, bà Ngoại Trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã thấy hiểm họa nên khuyên
cáo Georgia không nên nhảy vào cuộc xung đột nhưng TT Georgia chủ
quan không nghe. Ngày 6 thăng 8, 2008, Nga đề nghị đàm phán với Georgia về 2 khu vực Nam Ossetia và Abkhazia với
những điểm bất lợi cho Georgia. Nga đã đănh trúng vào vết thương nhức nhối của Georgia. Tổng Thống
Georgia Mikhail Saaskashhvili tức giận ra lệnh chiếm lại 2 vùng đất Nam
Ossetia và Abkhazia. Ông
tin tưởng sau lưng ông có đại cường quốc Mỹ và Âu châu yễm trợ. Nhất là một ngàn quân Mỹ đang hiện diện tại Georgia để huấn
luyện quân Georgia chuẩn bị đưa qua Iraq.Đêm 7/8/2008, quân đội Georgia với đại pháo, xe tăng và
không quân đánh chiếm Nam Ossetia, một vùng ly khai do Nga dựng lên năm 1992.
TT Georgia đã trúng kế của Nga.Với
danh nghĩa bảo vệ kiều dân Nga và hai vùng
tự trịNam Ossetia và Abkhazia, quân Nga tràn qua biên giới với dàn phóng hỏa
tiển SS -21, xe tăng, đại pháo với sự yểm trợ của không quân. Nga chiếm lại khu vực tự trị và thừa
thắng tiến vào lãnh thổ của Georgia. Nga chiếm thành phố chiến lược Gori và đóng đường giao
thông huyết mạch của Georgia đến thành phố Senaki gần Hắc hăi và phá một
phần hể thống đường rày, tạo khủng hoảng kinh tế cho Georgia. Căn cứ không
quân ở Senaki cũng bị chiếm và bị phá hủy. Như thế quân Nga đã kiểm soát Hắc hải và đường giao thông với vùng ly khai Abkhazia. Quân Nga chiếm thành
phố cảng Poti và bắt 20 lính Georgia làm tù binh và cho nỗ tung một chiếc
tàu quân sự.
Tướng Nga Anatony Nogovitsyn, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Nga tuyên bố : Quân Nga có thể ở thạnh phố cảng Poti
cho đến khi một chính quyền địa phương được thành lập. Nga đóng biên giới
giữa Georgia và Abkhazia để không cho báo chí và người nước ngoài đến.Quân
Nga chiếm 13 ngôi làng và nhà máy thủy điện Inguri gần bờ Hắc hải. Thiết đoàn
Nga chiếm thành phố Igoeti cách thủ đô
Georgia 30 dậm phía Tây.Cùng lúc hạm đội Hắc hải Nga tại cảng Sebastopol của Ukraina ra khơi phong
tỏa bờ biển của Georgia. Đại
pháo và không quân Nga bắn phá các vị
trí của Georgia. Quân Georgia bị tổn thất nặng. Georgia lâm nguy mất nước. TT
Georgia đã tính sai nước cờ vì Georgia chưa được hội nhập vâo NATO nên
không được cứu giúp lúc lâm nguy. Hơn nữa, Mỹ đang bù óc về gánh nặng Afghanistan
và Iraq; đang lo đối đầu với Iran vạ Trung quốc, lại phải theo
sát tình hình Bắc Hàn và đặc biệt Pakistan, một đồng minh quan trọng và cần
thiết của Mỹ.
Ngày
13/8/2008, Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy, hiện đương kim chủ tịch Liên Hiệp ÂuChâu phải lập tức bay qua Nga và
Georgia để giảng hòa ngưng bắn với kế hoạch hòa bình 6 điểm :
1/ chấm dứt
xử dụng vũ lực.
2/ Chấm dứt toàn bộ các hành động quân sự.
3/ Mở đường cho cứu trợ nhân đạo.
4/ Lính Nga trở lại vị trí đóng quân
trước xung đột.
5/ Lính Georgia trở về các địa điểm triển khai quân.
6/ Đàm phán quốc tế về tương lai của Nam
Ossetia và Abkhazia. Thêm một điểm phụ nữa là cho phép Nga triển khai các biện pháp an ninh tạm thời trước khi các nhà quan sát lệnh ngưng bắn quốc tế có mặt. TT Georgia, mắt rướm lệ buộc phâi ký ngưng bắn trong thế yếu. Ôngtuyên bố : Ai đã dàn xếp việc này? Không phải người gây tai họa phải chịu trăch nhiệm mà cả người không ngăn được chúng.
Bà Ngoại
Trưởng Mỹ Condoleezza Rice cảnh báo Nga sẽ phải đối đầu với sự cô lập quốc
tế nếu từ chối tuân thủ ngưng bắn. Mỹ và các quốc gia G8 sẽ thảo luận việc
loại Nga ra khỏi tổ chức này và rút lời mời Nga gia nhập Tổ chức Hợp Tác và
Phát Triển Kinh Tế ( OECD ), cùng việc Nga gia nhập vào NATO. Hàng cứu trợ của
Mỹ đã đến thủ đô Tiblisi của Georgia bằng đường hàng không. Lãnh đạo 6
nước Ukraina, Balan, Estonia, Latvia và Litvia đã đến thủ đô
Tbilisi của Georgia họp để bày tô tịnh đoàn kết với Georgia.
Ukraina lên tiếng
yêu cầu Nga chăm dứt hợp đồng thuê mướn căn cứ cảng Sebastopol còn hiệu
lực đến năm 2017. Trong khi hạm đội Nga còn phong tỏa cảng của Georgia thì
phát ngôn viên của sứ quăn Mỹ tại Georgia cho biết có 5 tàu của Mỹ
đem đồ cứu trợ cho Georgia. Hai chiến hạm Mỹ là khu trục hạm USS Mc Faul
và tàu tuần duyên hải Dallas sau khi tiếp tế hàng cứu trợ nhân đạo như chăn mền,
thức ăn cho trẻ em ở cảng Batumi, sẽ đến cảng Poti đang còn bị quân Nga
chiếm đóng. Không hiểu vô tình hay cố ý mà Mỹ lại tuyên bố Khu trục hạm USS Mc Faul chở 72 kiện hàng
cứu trợ nhân đạo, trong đó có hỏa tiển
Tomahawk. Mỹ muốn dằn mặt Nga đừng đi xa quá trớn. TT Georgia lên tinh thần
nên hăng hăi tuyên bố : quân Nga đóng tại 2 vùng Nam Ossetia và Abkhazia là lực
lượng chiếm đóng. Georgia giử quan điểm chống lại kẻ
xâm lăng. Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavtov dịu giọng
tuyên bố: Nga không chiếm đóng
Georgia và không có kế hoạch thôn tính Nam Ossetia. Nga rút lui quân. Một số
trở về nước. Một số rút về 2 vùng
tự trị. Nuốt Georgia không trôi trong
luyến tiếc, Nga chuyển qua kế hoạch khác. Nga cấp quốc tịch cho 99% dân số ở Nam Ossetia trước khi tuyên
bố công nhận nền độc lập của vùng tự trị Nam Ossetia và Abkhazia. Độc lập với ̣̣99% dân số quốc tịch Nga tức là đất
nước của Nga rồi. Georgia hết lâm nguy, Mỹ bớt cứng rắn với Nga để
ổn định củng cố Georgia. Mỹ không đưa 2 chiến hạm nói trên đến cảng Poti, đang có sự hiện diện của hạm đội Nga, như
đã tuyên bố vì không cần thiết phải tạo thêm căn thẳng khi Nga đã chịu
rút quân. Bà Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố: “Abkhazia và Nam Ossetia là phần quốc
tế nhìn nhận chủ quyền của Georgia”. Bà gián tiếp lưu ý Nga đừng tạo chiến
tranh lạnh hay chạy đua vũ trang với Mỹ mà thiệt thân như thời Liên Bang Xô Viết
bị sụp đổ. Không một nước nào trên thế giới công nhận nền độc lập của
Abkhaziz và Ossetia, kể cả nước thân Nga.Vụ tiến quân xâm chiếm Georgia của
Nga thất bại. Nga sẽ lãnh hậu quả bất
lợi sau này và phâi chuẩn bị ra Hội Đồng Bâo An của Liên Hiệp Quốc điều
trần, kể cả việc công nhận độc lập cho Abkhazia và Nam
Ossetia trong
khi lãnh thổ này thuộc chủ quyền của Georgia đã được quốc tế nhìn nhận.Việc
Nga xua quân với mưu đồ tiến chiếm Georgia làm Balan và Tiệp Khắc nhận
ra mộng đế quốc xâm lược nơi nước Nga đang ló dạng. Bởi vậy Balan và Tiệp
Khắc ký ngay thỏa ước với Mỹ đồng thuận cho Mỹ đóng quân tại nước
này với 10 dàn hỏa tiển phòng không. Thỏa ước này đã bàn thảo kéo dài gần
2 năm nay vì Balan và Tiệp Khắc ngại lời đe dọi của Nga sẽ chỉa hỏa tiển về
hướng 2 nước này. Các nước Đông Âu cũng giật mình ghê sợ bạo lực của Nga.
Họ nhớ lại cuộc xâm lăng tàn sát thô bạo của quân Nga tại Hungary năm 1956
và Tiệp Khắc, 1968. Bởi vậy họ càng sát cánh với Mỹ và Âu châu hơn để
tự bảo vệ lấy mình.Tất cả những sự cố trên gây bất lợi cho Nga đang ném
lao thì phải theo lao. Đúng là gậy ông đập lưng ông.
Tôn Thất Bình
viết từ Hawaii
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét