Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Vè " Thất thủ Kinh Đô "


Vè là loại ca dân gian xưa ở miền Trung. Người hát thường đánh nhịp với tiếng  "sanh"  làm bài ca thêm sống động. Sanh là loại mõ nhỏ khi gõ vào nó phát ra âm thanh.
Vè  " Thất Thủ Kinh đô " có thể đã thất truyền, ít người cao niên ở miền Trung còn nhớ. Bởi vậy  Sở Bảo Tồn Văn Hóa cần quan tâm bảo tồn vì đây là tài liệu văn hóa lịch sử. Các ca sĩ dùng ca hát giúp vui cho du khách thưởng thức khi đến cố đô Huế.
Tôi may mắn có được lưu bút của thân phụ là cụ Tôn Thất Sa, về bài vè này. Cụ là họa sĩ kiêm thi sĩ với bút hiệu " Long Châu ".  Cụ là tác gỉả lá quốc kỳ Việt Nam, cờ vàng ba sọc đỏ. (Xem bài "Quốc Kỳ Việt Nam")
Theo từ ngữ địa phương trong bài vè " Thất thủ Kinh đô " , tôi nghĩ tác gỉa của bài vè này là người vùng tỉnh Quảng Trị. Trong câu " mắt chưa từng  chộ, chân chưa từng treo ". Chũ ' chộ ' là danh từ địa phương của người Quảng Trị có nghĩa là ' thấy ', ( chộ = thấy ).
Cũng nên nói sơ qua nguyên do mất thủ đô Huế và Việt nam vào tay thực dân Pháp. Vì Triều đình Huế bế quan tỏa cảng gây xung đột. Khi quân Pháp chiếm ba tỉnh Gia định ( 1859 ), Định Tường ( 1861 ) và Biên Hòa ( 1961 ) ở miền Nam VN, dù đã mấy năm trời sau đó, vua Tự Dức cũng  chưa nhận thấy quân ta còn lạc hậu, thiếu huấn luyện nên tuy đông gấp mười lần quân Pháp nhưng vẫn thua. Nếu biết nhìn vào gương Minh Trị Thiên Hoàng nước Nhật mà cải tổ, hiện đại quân đội, mở cảng cho nước ngoài buôn bán và khai hóa dân trí thì không mất nước. Người xưa trách vua như sau :

                                           Việc nước không lo, lo chuộc ruộng,                                                                  .                                           Binh hèn chẳng biết, biết ngâm thơ,                                              .        .                                           Nếu noi theo gương Minh Trị, Nhật,                                              .    .                                           Lạc Hồng đâu đến nổi bơ vơ.

 Đến hềt đời vua Tự Dức thì ngôi vua vẫn còn nhưng quyền chính trị điều hành đã thuộc về tay người Pháp. Tôn Thất Thuyềt và Nguyễn Văn Tường được vua Tự Dức trao cho làm phụ chánh. Tôn Thất Thuyết tính nóng nảy và vô mưu. Nguyễn Văn Tường, người tỉnh Quảng Trị có tài , mưu trí và giao thiệp giỏi nhưng tàn nhẫn. Ba ngày sau khi vua Tự Đức băng hà, hai ông Thuyết và Tường đổi tờ di chiếu. Bỏ vua Dục Dức vào tù đói cho đến chết vì nghi thân Pháp. ông Hiệp Hòa được đưa lên ngôi. Làm vua được 4 tháng vua Hiệp Hòa cũng bị buộc uống thuốc độc vì nghi thân Pháp. Hai ông Thuyết và Tường chỉ lo bảo vệ quyền thế mà không nghĩ đến canh tân quân đội để cứu nước. Chỉ khi Thống tướng Pháp De Courcy làm nhục bắt phải qua dinh Khâm sứ trình diện thì hai ông mới quyết định đánh quân Pháp vào đêm rạng sáng 23-5-1885.

1. Tháng Năm, giờ Tý, hăm ba
súng vang nổi dậy rạng lòa trời xanh
kinh thành ai nấy đều kinh
ôi thôi rồi giặc nổi trong thành phen ni
kẻ thì dắt vợ con đi
người thì chôn của một khi vội vàng
canh hai luốn những bàng hoàng
bước qua gà gáy lịnh truyền mình hơn
thiên hạ ai nấy đều mừng
10. Té ra đồn huyển không hơn chút nào
bắn ra thì nó nép đi
rạng ngày nó kéo một khi lên Thành
súng Tây nó bắn liên thanh
lại thêm trái phá thất kinh hải hồn
quân thì vừa nép vừa lòn
quan thì vừa chạy vừa run hai giò
kẻ lên trên cửa nhà Đồ
người ra cửa Hữu, kẻ bò Đông Ba
trong thành các Chú chạy ra
20. Ngó qua bên Thuỷ như ma không mồ
lịnh truyền thống quản nội đô
hai trăm Phấn Nghĩa kéo vô nhà lầu
hai trăm Phấn Nghĩa đi đầu
hãy còn quân sĩ theo sau từc thời
phút đâu cái lũ khuyấy đời
đều quăng gươm giáo tìm đường chạy lui
mắt thì ngó ngược ngó xuôi
ngó đồng An Cựu chạy lui về làng
khen ai thật đã khôn ngoan
30. Đốt cái nhà bệnh sáng đường dễ đi
lính khôn, quan cũng nỏ dại chi
miệng thúc quân tới chân thì bon bon
về nhà nói láo với vợ con
khen mình phước phận lui chân sớm đường
đi ra cái chốn chiến trường
mũi tên hòn đạn không vương chút gì
vệ nhất cho tới vệ nhì
dinh tả, dinh hữu đều thì in nhau
ra quân đã trốn chạy đầu
40. Về nhà nói láo nhà lầu sập đi
cơm vua lộc nước một khi
nuôi quân với lính có đặng chi mô nào
cơm vua lộc nước biết bao
này chừ có giặc người nào cũng lánh thân
cơm vua lộc nước của dân
nay chừ có giặc coi thân như vàng
tiếc thay công nghiệp Cao Hoàng
xây thành đắp lũy tính toan lâu dài
50.  Nay chừ (*)  sinh sự tại ai
để Tây đến lấy Trấn Bình Dài Kinh Đô
tham lam mà rủ nhau vô
để cho Tây lại 'nam mô ' trên đầu
kẻ thì qua lại nhà lầu
người qua Thương Bạc,
kẻ chực hầu ông Sâm-Bô
có người Tư vụ Bộ Công
giả đò khờ khạo lận lưng sắp hàng
thằng Tây nó bắt được rõ ràng
nó cho lớn nhỏ một đoàn "phi-lu" (**)
60. Nghinh ngang võng lọng dù dù
làm chi để tiếng "phi-lu" nhớp đời
tuy là ông tướng bất tài
phò vua trọn đạo đáng trai anh hùng
Nguyễn Tường ăn ở hai lòng
trời xui Tây lại đóng còng Côn Lôn (***)
Dinh, Phan hai họ một môn
chạy theo bắt Chúa là ông Tôn Thất Trường
hai người đều thác dọc đường
vì chưng lỗi đạo ngũ thường tam cang
70.  Hãy còn một chú Tôn Phan
mai sau thịt nát xương tan để đời
thảm thương vua mới mười hai
giang sơn thiên lý lấy ai lo cùng
giang sơn thiên lý lạnh lùng
mắt chưa từng chộ (****), chân chưa từng tréo
nay chừ tôi Chúa cheo leo
chim kêu vượn hú nhiều điều thảm thương
nào khi văn võ trong ngoài
nay chừ một Chúa một tôi trên rừng.

Ghi chú :
*        nay chừ : bây giờ                 
**      phi-lu = ăn cắp ( tiếng Pháp Filou )                            .          
***    Côn Lôn = Côn đảo             
****  chộ = thấy  ( tiếng nói ngưiời Quảng Trị )
  
 Tôn Thất Bình                                                                                                                     14-10-2014                                             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét